Nấm Linh Chi từng được xem là loại tiên dược, vì theo Đông Y giàu thành phần đa đường, protein, các hợp chất hữu cơ tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch, chức năng gan, hỗ trợ phòng chống ung thư và chữa bệnh cực hay.
Nấm linh chi là cây gì?
Nấm linh chi thuộc họ nấm lim, còn có tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung. Nấm linh chi được xếp vào loại thượng phẩm, là một vị thuốc quý trong “Thần nông bản thảo” và “Bản thảo cương mục”. Trong y học hiện đại, tác dụng của nấm linh chi vẫn được các nhà khoa học ở nhiều nơi trên thế giới nghiên cứu và phát hiện thêm theo thời gian.
Thành phần chính của nấm linh chi gồm những gì?
- Hợp chất đa đường ( 45% số lượng ): arabinogalactane, beta-D-glucane; ganoderane A,B et C.
Triterpene : acide ganoderic A,B,C,D,F,H, K,M,R,S, và Y.
Ganodermadiol phân sinh của loại acide lanostaoic.
Esteroides: Ganodosterone.
Acide béo chưa bảo hòa (Acide oléique là loại acide chứa rất nhiều chất alcaloîdes).
- Chất đạm protide: Ling Zhi-8, glycoproteine (lactine ).
Khoáng chất ( minéraux ) : calcium, germanium, K, Mg, Fe, Mn, Zn, Ca, Be, Cu, Ag, Al, Na, v….v…
- Những chất khác : manitole, adenine, trechalose, uracine, lysine, acide stearic ( bạch lạp toan là loại mỡ bảo hòa ), tất cả rất nhiều acide amine.
- Những chất hợp chất đa đường có trọng lượng phân tử rất cao của nấm linh chi, làm tăng đề kháng của cơ thể, chống các chứng ung thư ( làm tăng chất cytocine bởi đại thực bào ( macrophages ) và hạch dịch bào ( lymphocytes ) và làm tăng lượng interleucine ( IL ) 1 beta, IL-6, và IL-2, đó là những yếu tố làm hủy hoại tế bào ung thư alpha và phát tiết tế bào interpheron gamma.
- Chất interpheron alpha và gamma là chất chống chống siêu vi trùng, chống độc nhiễm và giảm đường trong máu, chính vì thế chúng có tác dụng giảm phản ứng phụ của chất thuốc khác .
- Về phần chất triterpene của nấm linh chi có tác dụng chống viêm sưng, giảm lượng mở thừa trong máu, hạ huyết áp và bảo vệ tốt cho gan. (Tác dụng này được chất ganodosterone củng cố ). Người ta kiểm chứng cho thấy nấm linh chi có dụng chống bệnh sơ gan, làm giảm chất collagène trong gan, điều hòa lại hoạt động trong tế bào gan.
Alanine transaminase ( ALT ), Aspartate transsaminase ( AST ), GOT, Lactodeshidrogenase ( LDH ), Phosphatase alcaline và lượng mật toàn phần bilirubine totale ). Chống dị ứng nhờ tác động của acide oléique và acide ganoderique. Hơn nữa người ta mô tả hiệu quả chống sự hóa đông của tuyến máu ( plaquettes ) và làm thư giản bắp cơ.
Nấm linh chi có mấy loại, loại nào tốt?
Hiện nay có 6 loại Nấm linh chi được nghiên cứu nhiều nhất:
Linh chi xanh (còn gọi là Thanh chi hay Long chi);
Linh chi đỏ (còn gọi là Xích chi, Hồng chi hay Đơn chi);
Linh chi vàng (còn gọi là hoàng chi, kim chi);
Linh chi trắng (còn gọi là Bạch chi hay Ngọc chi;
Linh chi đen (còn gọi là Hắc chi hay Huyền chi);
Linh chi tím (còn gọi là Tử chi hay Mộc chi).
Trong đó Linh Chi đỏ là loại nấm có dược tính mạnh nhất, được sử dụng phổ biến trên thế giới, nhiều nhất là ở Bắc Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Đây là loại Nấm linh chi thân gỗ, nấm non có màu đỏ bóng ở mặt trên và màu trắng ở mặt dưới, khi trưởng thành có bào tử màu nâu bám ở mặt trên. Nấm linh chi đỏ đã được nuôi trồng số lượng lớn ở nhiều nước trên thế giới để đáp ứng nhu cầu sử dụng, có thể kể đến: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, …
Tác dụng làm đẹp của nấm linh chi là gì?
Những tác dụng của nấm linh chi đã được các nhà khoa học phát hiện và kiểm nghiệm tính cho đến thời điểm này:
- Tác dụng của Nấm linh chi với hệ miễn dịch: Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, giúp kháng lại các loại virus, vi khuẩn. Trong điều trị viêm gan siêu vi, nấm linh chi có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và tế bào Lympho nhờ tăng chức năng sản xuất Interferon trong cơ thể; làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoáng, chất đạm cần thiết cho cơ thể.
- Đối với hệ tiêu hóa: Linh Chi giúp làm sạch ruột, thúc đẩy hệ tiêu hóa, chống táo bón mãn tính.
- Đối với hệ thần kinh: Làm giảm mệt mỏi căng thẳng, giúp an thần, làm giảm ảnh hưởng của Caffeine, thư giãn cơ bắp. Dùng Nấm linh chi để hỗ trợ trị chứng đau đầu, mất ngủ, thần kinh suy nhược, stress sẽ có hiệu quả tốt.
- Đối với hệ bài tiết: Nhóm Sterois trong Nấm linh chi có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan, ngừng tổng hợp Cholesterol, trung hòa virus, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.
- Đối với hệ tuần hoàn: Nấm linh chi giúp chống nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch và các biến chứng khác. Có tác dụng đặc biệt trong việc làm giảm Cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, giảm xơ cứng thành động mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu.
- Tác dụng hỗ trợ chống ung thư: Chất Germanium trong nấm linh chi giúp ngăn chặn ung thư trong cơ thể , giúp loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư..
- Phòng và hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường: Trong Linh Chi có thành phần Polysacchanride giúp khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình điều tiết Insulin, cải thiện nhiều chức năng cơ bản của Insulin, làm giảm đường huyết trong máu người mắc bệnh tiểu đường.
- Tác dụng chống dị ứng: nhờ các Acid Ganoderic, Nấm linh chi tác dụng như một chất oxy hóa khử các gốc độc trong cơ thể và chống ảnh hưởng của các tia chiếu xạ. Nấm linh chi cũng có tác dụng giúp cơ thể thải nhanh các chất độc kể cả các kim loại nặng.
- Tác dụng làm đẹp da của Nấm linh chi: Nấm linh chi giúp loại bỏ các sắc tố lạ trên da, làm đẹp da, làm cho da hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, mụn trứng cá.
Sử dụng nấm Linh Chi thế nào đúng, hiệu quả nhất?
1/ Nấu Linh Chi uống như nước trà
Nghiền Nấm linh chi thành bột.
Cho bột Nấm linh chi vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút rồi uống hết cả bã.
Cách này có thể làm người dùng hơi khó chịu vì sự không tan của nó, nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học.
2/ Ngâm rượu
Dùng 200g Nấm linh chi khô để nguyên tai hoặc thái lát, ngâm với 2 lít rượu (rượu khoảng 39 độ), ngâm trong vòng 30 ngày thì sử dụng được (rượu Linh Chi ngâm càng lâu càng tốt).
Nên uống rượu Linh Chi vào sau bữa ăn tối , mỗi lần uống 1 đến 2 ly nhỏ.
3/ Dùng nước Linh Chi uống thay nước
Bước 1: Dùng 50g Linh Chi cho vào ấm nấu cùng với 1 lít nước, để sôi khoảng 2-3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5 phút rồi tiếp tục nấu khoảng 30 phút bằng lửa nhỏ. Nấu đến khi nước cạn còn khoảng 0.8 lít thì ta được nước đầu tiên.
Bước 2: Sau khi được nước đầu lấy tai Nấm linh chi ra dùng kéo cắt nhỏ (khoảng 1cm) rồi cho nước vào nấu như lần đầu (đun lấy nước thứ hai và nước thứ ba). Đổ hỗn hợp 2.4 lít nước Linh Chi sau ba lần vào bình và bảo quản trong ngăn lạnh, sử dụng thay nước.
Bước 3: Sau khi lấy được nước thứ ba, bã Linh Chi phơi khô để dùng lần thứ tư nấu nước tắm, rất tốt cho da và tóc. –Linh Chi có vị đắng nên khi nấu nước có thể cho thêm cam thảo hoặc táo tàu sẽ dễ uống hơn.
4/ Dùng nấm linh chi dưỡng da, làm đẹp
Dùng Nấm linh chi để dưỡng da –Nấm linh chi nghiền nhỏ, trộn với mật ong làm mặt nạ dưỡng da. –Bã Linh Chi (sau khi đã nấu lấy nước) có thể đun làm nước tắm cho da dẻ hồng hào.
5/ Dùng Linh Chi kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa bệnh
Chữa viêm gan, mật: cho thêm Nhân trần hoặc Actiso.
Điều dưỡng cơ thể: cho thêm Nhân sâm, Tam thất.
Chữa dị ứng, Ho: Cho thêm kinh giới, ngân hoa
6/ Dùng nước Linh Chi để nấu canh hoặc súp
Nấu Linh Chi lấy nước như trên, sau đó dùng nước linh chi để nấu canh, nấu súp ,cách này giúp chúng ta có được những món ăn bổ dưỡng dành cho người mới ốm dậy và người già yếu.