Đinh lăng loại cây kiểng quen thuộc của nhà vườn giờ đây còn được biết đến với công dụng là vị thuốc trị chứng đau lưng cho nhiều người. Ai đã thử chữa đau lưng bằng cây đinh lăng hẳn sẽ biết tác dụng đáng kinh ngạc mà loại cây này mang lại cho sức khỏe lẫn những cơn đau lưng của họ.
Tác dụng trị bệnh của cây đinh lăng
Cây đinh lăng còn có tên khoa học là Polyscias fruticosa L. Harras thuộc họ nhân sâm, dân gian còn gọi là cây Nam dương sâm hay cây Gỏi cá (do được dùng làm thực phẩm ăn kèm với món gỏi cá).
Cây đinh lăng có thân nhỏ và nhẵn, không có gai, cao tầm 0.8 – 1m. Lá dạng kép với 3 lằn xẻ hình lông chim, lá cuối chót có cuốn lá dài từ 3-10mm với dạng răng cưa không đều. Đây là loại cây được trồng phổ biến khắp cả nước.
Tất cả bộ phận của cây đinh lăng từ lá, rễ, thân, cành đều co1 công dụng trị bệnh. Đinh lăng được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh như: cảm sốt, phong thấp, lợi tiểu, đau lưng… và một số bệnh về xương khớp khác.
– Trị chứng mệt mỏi, lười hoạt động: dùng 15g phần củ đinh lăng rửa sạch rồi đem đun với 300ml đến khi sôi trong khoảng 15 phút. Ngày dùng 2-3 lần.
– Chữa vết thương do trày xước, sưng đau các khớp: dùng 40g lá đinh lăng tươi giã nát đắp vào chỗ đau hoặc vết thương hở.
– Bổ máu cho người thiếu máu: dùng 100g mỗi vị gồm hoàng tinh, thục địa, rễ đinh lăng, hà thủ ô; 20g tam thất. Tất cả đem tán thành bột mịn, sắc với nước mỗi ngày cùng 100g bột hỗn hợp. Ngày dùng 2-3 lần.
– Trị cảm sốt: dùng 30g mỗi vị gồm phần rễ và cành của cây đinh lăng, cam thảo, rau má tươi; 20g mỗi vị gồm chua me đất, lá tre tươi, sài hồ; 10g mỗi vị gồm vỏ chanh, vỏ quýt. Các vị thuốc trên sau khi làm sạch thì cho vào ấm đổ ngập nước rồi sắc đặc lại còn 250ml, chia làm 3 phần uống trong ngày.
Chữa đau lưng bằng cây đinh lăng như thế nào?
• Trị đau lưng từ rễ đinh lăng
Chuẩn bị: 20g rễ đinh lăng tươi.
Cách dùng: rễ đinh lăng rửa sạch, phơi khô, sau đó cho vào nồi sắc cùng 1000ml, đợi thuốc cạn còn 300ml là dùng đượcg. Ngày dùng từ 2-3 bát nước.
Nếu có điều kiện, bạn nên đem đinh lăng phối hợp với một số vị thuốc khác để tăng tác dụng trị bệnh, dùng 12g rễ cây đinh lăng đem kết hợp với 8g mỗi vị gồm hà thủ ô, huyết rồng, cối xay, thiên niên kiện, cỏ xước; 4g mỗi vị gồm quế chi, vỏ quýt. Các vị thuốc trên cho vào ấm đổ đầy nước rồi đun cạn còn lại 1-2 bát. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 bát nước thuốc, uống khi còn nóng.
Công dụng: rễ đinh lăng có tính mát, vị ngọt giúp bổ khí, lưu thông huyết mạch, tăng cường sự dẻo dai của xương cốt và phòng tránh cơn đau tái phát.
• Trị đau lưng từ thân cây đinh lăng
Chuẩn bị: 20 -30g thân và cành cây đinh lăng tươi.
Cách dùng: rửa sạch rồi cắt thân và cành đinh lăng thành từng đoạn ngắn. Cho vào nồi cùng 5 bát nước, sắc cạn lại còn 2 bát. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần một bát nước thuốc. Uống liên tục trong 10-15 ngày. Để tăng tác dụng điều trị, bạn có thể lấy lá đinh lăng tươi đem giã nát cùng ít muối biển rồi đắp vào vùng bị đau ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 30 phút.
Công dụng: giảm đau, kháng viêm, giúp xương khớp nhanh chóng phục hồi lại chức năng vận động.
Chúc bạn thành công!.