Không chỉ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, hô hấp, rối loạn chuyển hóa và suy giảm chức năng tình dục mà thừa cân và béo phì còn tác động nghiêm trọng đến hệ vận động. Quá trình thoái hóa khớp, biến dạng khớp ở những đối tượng này thường diễn ra sớm và nghiêm trọng nếu không có các biện pháp giảm cân tích cực.
Tình trạng thừa cân và béo phì xảy ra do sự tác động qua lại của nhiều yếu tố: các yếu tố môi trường, chế độ ăn uống giàu calo và thói quen sinh hoạt ít hoạt động thể lực trên những gen di truyền nhất định. Béo phì còn do cán cân năng lượng bị mất cân bằng: năng lượng đưa vào lớn hơn nhiều so với năng lượng tiêu hao, hậu quả là năng lượng bị dư thừa và được tích trữ dưới dạng triglycerides trong các tổ chức mỡ.Nỗi lo bệnh tật ở người béo phìBéo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật của nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể như:Hệ tim mạch: tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, hẹp tắc động mạch chi.Hệ hô hấp: giảm thông khí, ngừng thở khi ngủ là một biến chứng rất nguy hiểm.Hệ nội tiết, chuyển hóa: tình trạng kém dung nạp glucose, kháng insulin, nặng hơn là bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng acid uric gây bệnh gút.Tác động về tâm sinh lý: tự ti, trầm cảm, khó hòa nhập cộng đồng.Một số bệnh ung thư như ung thư thực quản, trực tràng, vú...Tác động trầm trọng đến hệ xương khớpNgay từ khi còn bé, những trẻ béo phì thường khó vận động nhanh nhẹn như các bạn cùng lứa, mặt khác chúng thường bị bạn bè chế giễu, làm cho chúng ngại tiếp xúc hơn và hay chơi một mình. Mặt khác, với trọng lượng quá cao so với sức chịu đựng còn non yếu của hệ cơ xương khớp nên trẻ thường kêu đau mỏi xương khớp, nhất là khớp gối, vùng thắt lưng. Một số trường hợp khớp bị biến dạng như chân hình chữ X hay chữ O, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây khó khăn trong hoạt động.Một bệnh lý khác cũng gặp nhiều ở trẻ em thừa cân và béo phì đó là hiện tượng trượt điểm cốt hóa ở đầu trên xương đùi (slipped capital femoral epiphysis) gây nên tình trạng đau khớp và biến dạng khớp kiểu khớp háng xoay vào trong (coxa vara). Về lâu dài, đây là yếu tố nguy cơ gây thoái hóa khớp háng sớm và nặng.Khi trọng lượng cơ thể tăng thì sức nặng đè lên các khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối, cổ chân làm cho các khớp này sớm bị tổn thương và lão hóa nhanh. Hậu quả là gây đau đớn và khó khăn trong vận động, sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.Nghiên cứu cho thấy mật độ xương ở những người béo cao hơn so với người bình thường. Tuy nhiên người béo phì thường ít phơi nắng, ít hoạt động ngoài trời, ít vận động, tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm chất lượng xương. Nếu tăng acid uric kéo dài có thể gây bệnh gút biểu hiện bằng viêm khớp cấp tính các khớp chủ yếu ở chi dưới, tái phát nhiều lần. Nếu có bệnh đái tháo đường đi kèm thì các triệu chứng đau mỏi cơ xương khớp càng rầm rộ hơn do thoái khớp và do tổn thương thần kinh ngoại biên.
Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.